Mục lục
Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cứ 10 người bị đột quỵ lần đầu thì có 8 người mắc bệnh cao huyết áp. Tuy nhiên, hơn 1/3 người bệnh cao huyết áp không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến phát hiện muộn, nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nặng nề.
Đó là lý giải vì sao bệnh lý cao huyết áp này được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”. Hiện nay, trên thế giới khoảng 1,4 tỷ người đang sống chung với căn bệnh đột quỵ, hơn 7,5 triệu người mỗi năm chết vì bệnh này, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Theo nhiều nghiên cứu, những người bị tăng huyết áp có nguy cơ tai biến đột quỵ gấp 4 lần so với người huyết áp bình thường. (Ảnh minh hoạ)
Bệnh huyết áp cao và đột quỵ, tai biến
Bệnh huyết áp cao ngày càng gia tăng và trẻ hóa, liên quan đến các yếu tố về di truyền, tình trạng béo phì và lối sống công nghiệp sử dụng nhiều rượu bia, thức ăn nhanh, chế độ ăn uống nhiều muối và ít vận động.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) người bị tăng huyết áp khi chỉ số đo huyết áp từ trên 140/90mmHg. Đồng thời, WHO và Hội đồng Huyết áp thế giới đã phân độ THA như sau:
– Tăng độ I: khi huyết áp từ 140 – 159/90 – 99mmHg;
– Tăng độ II: khi huyết áp từ 160 – 179/100 – 109mmHg
– Tăng độ III: khi huyết áp từ 180/110mmHg trở lên.
WHO quy định huyết áp mục tiêu là huyết áp dưới 140/90mmHg, riêng người bị đái tháo đường, huyết áp mục tiêu phải dưới 130/80mmHg.
Tăng huyết áp rất nguy hiểm nhưng lại ít có triệu chứng thể hiện, nên nhiều người không biết mình bị tăng huyết áp mà tình cờ do khám bệnh định kỳ hay vì một lý do nào đó phát hiện ra tăng huyết áp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có những triệu chứng như: hồi hộp, cảm thấy tim đập mạnh, nhức đầu, chóng mặt trong chốc lát, mặt đỏ, ra mồ hôi…
Cao huyết áp làm hẹp động mạch cảnh, động mạch não, làm máu bơm lên não không đủ khiến người bệnh thấy chóng mặt, hoa mắt, có khi bất tỉnh.
Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm hư lớp nội mạc của mạch vành, làm các phân tử Cholesterol tỷ trọng thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào động mạch vành, sau đó làm hình thành mảng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành. Khi bị hẹp động mạch vành nhiều, người bệnh sẽ thấy đau ngực, tức ngực khi gắng sức, vận động nhiều, leo cầu thang, cơn đau giảm khi người bệnh ngừng gắng sức.
Huyết áp cao – Xơ vữa mạch vành – Cục máu đông tạo hệ quả là bệnh nhồi máu cơ tim. (Ảnh minh hoạ)
Nếu mảng xơ vữa động mạch bị nứt, vỡ thì trong lòng động mạch vành hình thành cục huyết khối, làm tắc động mạch vành, làm người bệnh bị nhồi máu cơ tim. Triệu chứng của người bệnh tùy vùng xuất huyết lớn hay nhỏ, và tùy vị trí vùng xuất huyết. Với xuất huyết não sẽ gây liệt nửa người hoặc liệt hoàn toàn, nặng thì có thể tử vong. Khi bị nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ thấy đau dữ dội trước ngực, khó thở, đổ mồ hôi, đau có thể lan lên cổ, tay trái và sau lưng.
Phòng nguy cơ đột quỵ, tai biến cho người cao huyết áp
Ngày nay, việc theo dõi, kiểm soát huyết áp khá dễ dàng, ở bất kỳ cơ sở y tế nào. Người bệnh cần lưu ý không nên hút thuốc lá, không uống cà phê trước khi đo huyết áp từ 15 – 30 phút, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp,… để đảm bảo kết quả đo chính xác.
Ở người tăng huyết áp mà huyết áp không hạ vào ban đêm hoặc hạ quá mức hoặc tăng vọt bất cứ lúc nào (hay gặp nhất vào buổi sáng) đều là yếu tố bất lợi vì rất dễ bị đột quỵ não.
Người bị cao huyết áp đột quỵ có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời hoặc bị hôn mê với đời sống thực vật, nếu qua khỏi sẽ để lại di chứng nặng nề về tâm thần kinh như liệt nửa người, đi đứng, nói năng khó khăn, giảm trí nhớ, lú lẫn….
Nhật Bản được biết đến là đất nước có tỉ lệ người dân mắc bệnh tăng huyết áp thấp nhất thế giới. Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bên cạnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý, có một món ăn quen thuộc hàng ngày được người Nhật sử dụng là “Natto” (đậu nành lên men) được phát hiện có chứa nattokinase – một loại enzym nguồn gốc tự nhiên – có tác dụng làm tan huyết khối và ngăn ngừa nguy cơ mắc tai biến đột quỵ.
Chất nattokinase còn được các nhà khoa học Nhật Bản chứng minh có tác dụng làm giảm huyết áp. Các nghiên cứu cho thấy nattokinase có khả năng làm giảm sự kết dính của các tế bào máu, do đó làm giảm độ nhầy của máu và làm giảm nồng độ fibrinogen nên làm hạ huyết áp.
Nattokinase còn là enzym thuộc nhóm serine protease chứa 275 loại axit amino, có tác động trực tiếp lên tơ huyết, làm tan các tơ huyết, khiến chúng tan ra, từ đó làm tan huyết khối hay còn gọi là cục máu đông trong cơ thể.
Để đẩy lùi tăng huyết áp, chỉ dùng thuốc hạ huyết áp thôi thì vẫn chưa đủ để phòng ngừa nguy cơ tai biến. Bên cạnh việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý, đặc biệt cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa cục máu đông hay còn gọi là huyết khối trong lòng mạch – tác nhân nguy hiểm gây tai biến
Ngoài ra, người cao huyết áp có thể sử dụng những thực phẩm bổ sung cho sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng bệnh nhất là những sản phẩm được khoa học chứng minh giúp tan cục máu đông, phòng ngừa, ổn định bệnh tăng huyết áp, ổn định huyết áp lâu dài, đồng thời giúp làm giảm mỡ máu, làm chậm quá trình tiến triển của xơ vữa động mạch – yếu tố hàng đầu gây tai biến đột quỵ từ enzym nattokinase. Nên ưu tiên sản phẩm chứa nattokinase có dấu mộc JNKA cũng được Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) kiểm nghiệm chất lượng nghiêm ngặt.
Viên uống chống đột quỵ NattoEnzym
Hỗ trợ phòng ngừa tai biến, đột quỵ và cục máu đông
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên nang NattoEnzym chứa enzym nattokinase giúp:
- Cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu chân tay do thiếu máu não
- Giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông và tăng tuần hoàn máu
- Hỗ trợ phòng bệnh liên quan đến cục máu đông (tai biến nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch do tiểu đường…).
NattoEnzym được chứng nhận về chất lượng bởi Hiệp Hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Không dùng cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú
Ngưng sử dụng trước khi phẫu thuật. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, những người máu chậm đông hoặc đang chảy máu cấp tính.
Nguồn: https://www.nattoenzym.vn/nguoi-bi-cao-huyet-ap-de-bi-dot-quy-nhoi-mau-co-tim.html