Mục lục
Huyết khối có thể xảy ra ở bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thưởng xảy ra nhất ở các đối tượng có chế độ ăn uống và lối sống không lành mạnh như: ăn nhiều chất béo, sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên, không vận động cơ thể, cholesterol máu cao,…
Về cơ bản huyết khối hình thành bên ngoài cơ thể là điều vô cùng cần thiết giúp cầm máu và thúc đẩy quá trình làm lành vết thương diễn ra suôn sẻ. Thế nhưng nếu huyết khối hình thành bên trong cơ thể lại mang nhiều hiểm họa tiềm ẩn khôn lường cho sức khỏe. Huyết khối phát triển bên trong mạch máu làm máu huyết không thể lưu thông, gây tắc mạch và dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm như thiếu máu não, vỡ mạch máu… và nguy hiểm nhất là đột quỵ, tử vong.
I. Tìm hiểu về huyết khối (cục máu đông)
1. Huyết khối là gì?
Huyết khối là các cục máu đông hình thành trong mạch máu. Thông thường, quá trình hình thành cục máu đông giúp cầm máu, làm kín vết thương, giúp quá trình sẹo hóa làm lành vết thương diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, ở một số điều kiện bệnh lý khác, nếu cục máu đông bị mắc kẹt ở mạch máu hay vị trí quan trọng như phổi hoặc não, nó có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến cơ quan đó dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và có nguy cơ đột quỵ đe dọa đến tính mạng.
Huyết khối được chia thành 2 loại chính dựa vào vị trí hình thành của huyết khối:
– Huyết khối tĩnh mạch: là khi cục máu đông làm tắc tĩnh mạch. Tĩnh mạch mang máu từ cơ thể trở lại tim. Huyết khối tĩnh mạch là nguyên nhân phổ biến nhất của thuyên tắc phổi (cục máu đông trong phổi của bạn).
– Huyết khối động mạch: là khi cục máu đông chặn động mạch. Động mạch sẽ mang máu giàu oxy từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Huyết khối động mạch là nguyên nhân phổ biến nhất của các cơn đau tim và đột quỵ.
2. Những dấu hiệu cho thấy huyết khối hình thành
Việc hình thành huyết khối cần được phát hiện sớm để hạn chế dẫn đến huyết khối lớn hơn và dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, hơn thế nữa là có thể dẫn đến đột quỵ. Các triệu chứng xuất hiện huyết khối phụ thuộc vào kích thước và vị trí của cục máu đông và các biến chứng mà nó gây ra.
Huyết khối hình thành bên trong tĩnh mạch thì tại vị trí đó sẽ có hiện tượng đau, sưng đỏ, đôi khi có cảm giác hơi nóng. Một số trường hợp do hình thành các cục máu đông lớn sẽ có hiện tượng sưng ở vùng bị thương có thể chuyển sang màu xanh.
Các dấu hiệu khi huyết khối xuất hiện tại các vị trí cụ thể trên cơ thể:
– Ở bụng: huyết khối sẽ hình thành trong mạch máu, gây buồn nôn, đau bụng.
– Ở chân hoặc cánh tay: huyết khối hình thành trên các chi sẽ khiến vùng đó bị sưng đỏ và đau, chạm vào có cảm giác nóng ấm.
– Ở phổi và tim: huyết khối hình thành tại tim sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, bệnh nhân thường có triệu chứng ra mồ hôi, đau tức ngực, khó thở, có cơn đau lan xuống cả cánh tay. Trường hợp huyết khối ở phổi người bệnh khó thở, đau ngực và ho ra máu.
– Ở não: Nếu kích thước huyết khối lớn làm cản trở quá trình lưu thông máu gây tắc nghẽn mạch máu sẽ gây mất thị lực, lú lẫn, khó nói chuyện, mất cảm giác hoặc không di chuyển được ở một bên cơ thể và có thể kèm theo co giật. Nếu huyết khối hình thành thường sẽ gây nên các triệu chứng như xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, hoặc tắc nghẽn hoàn toàn mạch máu nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến đột quỵ và tử vong.
3. Nguyên nhân hình thành huyết khối
Theo nghiên cứu vào năm 1856 của nhà khoa học người Đức – Rudolf Virchow có ba nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc huyết khối hình thành là:
– Tăng các yếu tố đông máu bên trong lòng mạch: sự bất thường về tiểu cầu, các sợi tơ huyết… cũng là nguyên nhân hình thành nên huyết khối.
– Thay đổi lưu lượng máu trong mạch: lưu lượng máu trong mạch không ổn định, làm cho tiểu cầu bị dính vào nhau, tạo ra huyết khối.
– Tổn thương thành mạch/ Tổn thương nội mô: mạch vành bị xơ vừa hoặc bị co thắt bất thường cũng sẽ gây nên nguy cơ hình thành cục máu đông.
4.Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối
Có nhiều yếu tố dẫn đến việc hình thành huyết khối nhưng huyết khối thường gặp phổ biến ở người có một số bệnh lý nhất định như rung tâm nhĩ, ung thư, bệnh động mạch vành, tiểu đường, rối loạn đông máu (như hội chứng kháng phospholipid).
Ngoài ra, một số thói quen hiện đại xấu như: Hút thuốc lá hoặc hít thụ động thuốc lá quá nhiều, ít vận động thể thao, dung nạp nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia thường xuyên, thức khuya ngủ không đủ giấc, áp lực công việc…
II. Các bệnh lý do huyết khối gây ra
Việc hình thành huyết khối sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vị trí hình thành của huyết khối cũng sẽ dẫn đến một số tình trạng bệnh khác nhau:
1. Huyết khối tĩnh mạch
– Thường gây đau đớn ở các vị trí hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu.
– Màu da có sự thay đổi: vùng da xuất hiện huyết khối tĩnh mạch có xu hướng nóng, đỏ sau đó chuyển dần sang màu xanh đen bất thường.
– Chân bị sưng, cảm giác nặng nề.
– Có thể xuất hiện những cơn sốt thường xuyên nhưng không rõ nguyên nhân, khi cơ thể phản ứng lại với các thay đổi xấu ở bên trong.
– Vùng da bị huyết khối thường bị nóng hơn so với các vùng khác.
– Khi huyết khối tĩnh mạch sâu gây biến chứng thuyên tắc phổi sẽ gây khó thở không rõ nguyên nhân, ho nhiều đôi khi ho ra máu, đau ngực.
2. Huyết khối động mạch
Huyết khối ở động mạch sẽ gây thiếu máu cấp tính. Tùy theo vị trí tắc nghẽn máu mà có hậu quả khác nhau:
– Tắc mạch chi: gây hoại tử, phải tiến hành cắt bỏ chi bị hoại tử nếu cục máu đông không được loại bỏ kịp thời.
– Tắc mạch vành: dẫn đến bệnh nhồi máu cơ tim.
-Tắc mạch não: gây nên bệnh nhồi máu não dẫn đến đột quỵ.
Ngoài ra, huyết khối động mạch hình thành cũng là nguyên nhân phổ biến làm tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu lên não, gây cản trở quá trình lưu thông máu lên não dẫn đến đột quỵ.
III. Biện pháp chữa trị bệnh do huyết khối
Khi huyết khối đã được hình thành, cần điều trị đúng và kịp thời để hạn chế gây ra những biến chứng về sau, tùy theo vị trí và độ nặng của huyết khối mà phương pháp điều trị sẽ có sự khác nhau.
Các phương pháp điều trị huyết khối phổ biến hiện nay gồm có:
– Điều trị bằng thuốc: thuốc chống đông máu, thuốc làm tan cục máu đông.
– Điều trị bằng can thiệp phẫu thuật.
IV. Biện pháp phòng ngừa mắc bệnh do huyết khối:
Huyết khối sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh lý khác và nguy hiểm hơn là đột quỵ. Chính vì vậy, cần phòng ngừa sớm để hạn chế nguy cơ hình thành và tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả hơn.
Tích cực tập thể dục, vận động thể thao thường xuyên, thực hiện các bài tập chống đột quỵ như:
– Chạy bộ, đi bộ 20 phút mỗi ngày giúp đốt cháy mỡ thừa, hỗ trợ giảm cân, tăng cường sức khỏe tim mạch.
– Các bài tập giúp giãn cơ 2-3 lần một tuần. Bài tập đơn giản nhất là đứng yên tại chỗ kéo căng các cơ và cố gắng giữ nguyên tư thế trong khoảng 10-20s.
– Các bài tập phối hợp như yoga, Thái cực quyền, thể dục nhịp điệu,… nên tập 2-3 lần một tuần để tăng cường sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ bị ngã, nâng cao chất lượng sinh hoạt hằng ngày.
– Với người cao tuổi, nên đi bộ nhẹ nhàng hằng ngày, còn các bài tập như chạy bộ nhanh, các bài tập phối hợp thì nên tập xen kẽ 2-3 lần một tuần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Bổ sung các thực phẩm có lợi vào khẩu phần ăn hàng ngày:
– Cá hồi, cá ngừ,… giúp kiểm soát huyết áp và loại bỏ các cholesterol xấu trong cơ thể.
– Các loại hạt như: hạnh nhân, hạt bí, hạt điều,… vì chúng giàu chất chống oxy hóa, chất xơ giúp ngăn ngừa ung thư và đột quỵ.
– Các loại rau xanh như cải xoăn, rau muống, rau bina,… vì trong rau xanh rất ít chất béo nhưng chứa nhiều hàm lượng chất xơ, các loại vitamin giúp duy trì tốt sức khỏe tim mạch, hạn chế nguy cơ đột quỵ.
– Bổ sung nhiều loại trái cây giúp tăng cường lưu thông máu, hạn chế các bệnh tim mạch, phòng ngừa đột quỵ như: táo, bưởi, chuối, lựu, kiwi,…
– Đặc biệt nên thêm vào bữa ăn hằng ngày món đậu tương lên men (Natto) đây được mệnh danh là thực phẩm vàng trong phòng chống đột quỵ. Natto là một món ăn truyền thống xuất phát từ đất nước Nhật Bản, trong món ăn này có chứa hàm lượng enzym nattokinase cao có tác dụng ngăn ngừa hình thành các cục máu đông giúp phòng chống đột quỵ hiệu quả. Đây được xem là lá bùa bộ hộ mệnh cũng như bí quyết trường thọ của người Nhật.
Ngoài ra, không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích, hạn chế sử dụng rượu bia, và nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ ngăn ngừa hình thành huyết khối, tránh xa căn bệnh đột quỵ.
NattoEnzym là một trong những sản phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tuần hoàn máu não, hỗ trợ làm tan huyết khối và phòng ngừa bệnh đột quỵ vô cùng hữu hiệu. NattoEnzym dưới quá trình nghiên cứu và kiểm duyệt khắt khe của Dược Hậu Giang với thành phần chính là nattokinase và được chứng nhận của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA), sản phẩm đảm bảo về nguồn gốc cũng như chất lượng trong việc hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về huyết khối.
NattoEnzym đã vượt qua 4 tiêu chuẩn nghiêm ngặt của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản là nguyên liệu phải đảm bảo nguồn gốc – đối với sản phẩm này, Dược Hậu Giang nhập khẩu 100% nattokinase từ phòng thí nghiệm Khoa học Sinh học Nhật Bản (JBSL); được đo lường bằng đơn vị FU; hàm lượng phải đạt 2.000FU/ngày – hàm lượng đủ để giữ máu lưu thông tốt nhất; phải lên men bằng lợi khuẩn Bacillus Subtilis. 3 sản phẩm NattoEnzym Red Rice, NattoEnzym 1000, NattoEnzym 670FU tự hào là những sản phẩm duy nhất tại Việt Nam đạt chứng nhận JNKA và được tái cấp hàng năm.
Hành động ngay hôm nay, để tương lai an tâm vui sống! Chủ động đánh tan cục máu đông – huyết khối, phá tan nỗi lo đột quỵ với NattoEnzym Red Rice đạt chứng nhận JNKA Nhật Bản.
Sản phẩm hiện đang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc và chính thức mở bán tại đa nền tảng thương mại điện tử:
– Shopee: https://bit.ly/NattoEnzym-Shopee
– Tiki: https://bit.ly/NattoEnzym-Tiki
– Lazada: https://bit.ly/NattoEnzym-Lazada
Nguồn: https://www.nattoenzym.vn/huyet-khoi-la-gi-va-lam-sao-de-phong-ngua.html